Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra tiêu chuẩn hàm răng chắc khỏe là không bị sâu, không bị nhức, màu sắc bình thường, không chảy máu chân răng. Tuy nhiên, khi sức khỏe răng miệng ở vào những tình trạng dưới đây, thì đó là dấu hiệu chứng tỏ răng bạn đang bị lão hoá
Răng nhạy cảm
Biểu hiện là khi ăn các đồ quá lạnh, nóng, chua, ngọt, răng sẽ xuất hiện triệu chứng ê buốt. Do bề mặt răng mài mòn theo tuổi tác, men răng bị mất đi, dẫn đến hiện tượng lộ ngà răng khiến răng dễ ê buốt khi gặp phải các kích thích.
Do vậy, hãy hạn chế ăn những thức ăn gây kích thích răng và thức ăn chứa axit bào mòn men răng, dùng dụng cụ hỗ trợ khi ăn những thức ăn có vỏ quá cứng, từ bỏ thói quen đánh răng theo hướng ngang.
Do vậy, hãy hạn chế ăn những thức ăn gây kích thích răng và thức ăn chứa axit bào mòn men răng, dùng dụng cụ hỗ trợ khi ăn những thức ăn có vỏ quá cứng, từ bỏ thói quen đánh răng theo hướng ngang.
Lợi sưng, chảy máu chân răng
Nếu lợi bị sưng , kèm theo chảy máu là do lợi bị viêm. Nếu như trong lúc đánh răng hay nhai thức ăn phát hiện răng chảy máu, cũng cần lưu tâm, viêm lợi không xử lý kịp thời sẽ phát triển thành viêm nha chu.
Sâu răng.
Theo sự tăng dần của tuổi tác, niêm mạc khoang miệng cũng xuất hiện hiện tượng co hẹp lại, khiến lợi cũng co lại, và khoảng cách giữa các răng rộng hơn. Nếu không chú trọng bảo vệ khoang miệng, để thức ăn lưu lại, vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi trên bề mặt răng, khiến tỷ lệ sâu răng tăng cao, không kịp thời điều trị có thể dẫn đến viêm tủy răng, viêm quanh thân răng.
Dự phòng răng bị sâu ngoài việc dùng kem đánh răng chứa flour và đánh răng đúng cách, còn cần sử dụng chỉ nha khoa. Khe răng của người có tuổi thường khá rộng, sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ được vi khuẩn ở khe răng, phòng chống vi khuẩn phá hoại răng và lợi. Sau bữa ăn nếu xỉa răng thì nên dùng tăm có đầu vuông và không xỉa quá mạnh.
Dự phòng răng bị sâu ngoài việc dùng kem đánh răng chứa flour và đánh răng đúng cách, còn cần sử dụng chỉ nha khoa. Khe răng của người có tuổi thường khá rộng, sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ được vi khuẩn ở khe răng, phòng chống vi khuẩn phá hoại răng và lợi. Sau bữa ăn nếu xỉa răng thì nên dùng tăm có đầu vuông và không xỉa quá mạnh.
Bề mặt răng không sáng, có vết nứt.
Do men răng bị bào mòn bởi axit trong khoang miệng quá nhiều, ngoài việc răng bị giòn, và xuất hiện vết nứt, còn khiến răng biến màu, không trắng sáng. Răng ở độ tuổi thanh niên mà xuất hiện tình trạng này nên cẩn thận giữ gìn răng hơn. Để phòng ngừa, cần thiết thay đổi tình trạng dư axit của khoang miệng, uống ít đồ uống chứa thành phần axit cacbonic, tránh nhai những thức ăn quá cứng dễ gây vỡ, mẻ răng.
Hôi miệng.
Hôi miệng kéo dài, nếu không phải là do các nguyên nhân như bệnh dạ dày, bệnh phổi,… thì có thể là vấn đề từ khoang miệng. Trước hết cần xử lý tình trạng các răng bị sâu, sau bữa ăn dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, nếu lợi bị viêm nên nhanh chóng điều trị, uống thuốc thích hợp. Răng miệng sạch sẽ căn bản sẽ loại bỏ được chứng hôi miệng.
Răng lỏng lẻo
Nếu như lợi bị viêm, chảy máu lợi đồng thời lại xuất hiện tình trạng răng bị lỏng lẻo, hoặc chân răng bị lộ, khả năng đã bị viêm nha chu. Viêm nha chu phần lớn do vệ sinh khoang miệng kém, vi khuẩn cao răng tích tụ lâu ngày, cao răng sẽ gây kích thích lợi, tạo thành viêm. Do đó, cần thiết giữ vệ sinh khoang miệng, sáng tối đánh răng, súc miệng sau ăn, không hút thuốc, cân bằng độ pH trong khoang miệng.